Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2009

Văn hóa trang phục



Áo dài ngũ thân

Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kỳ màu gì ngoài đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết rất là tầm thường và đơn sơ, đễ hợp với số phận trong xã hội (ngoài những dịp lể quan trọng hoạc đắm cưới vân vân).

Một trong những y phục cổ xưa nhất mà đã được phụ nữ bình dân mặc từ xưa đến đầu thế kỷ 20 là bộ Áo tứ thân. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là Áo tứ thân có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.

Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 vùng chính Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể có nguồn gốc ở miền nam), được gọi là áo cánh ở miền bắc và Áo bà ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Những dịp trọng đại đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, thường màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.

Trang phục của cung đình, khác biệt hẳn từ trang phục đơn sơ của nông dân, rất rắc rối và gồm cố tới bao chục kiểu áo khác nhau đễ hộp với mổi hoàn cảnh và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Còn làm rắc rối hơn là mổi triều đại có thể thích thú hoặc không thích kiểu áo hòang gia của triều đại trước, chính vì vậy thời trang ở trong cung đình nhiều lúc thay đổi với mổi triều đại.

Trang phục truyền thống Việt Nam mà được quí nhất ngày nay là chiếc "Áo Dài", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có thể là đã có nguồn gốc từ thế kỷ 18 hoạc ở trong cung đình Huế. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua bao nhiêu sự phát triển, từ bộ áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay, cho tới bao nhiêu cải tiến khác nhau để hợp với những thay đổi trong thế giới thời trang. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài mình có hôm nay.

Áo dài trắng đã trở thành bắt buộc tại nhiều trường cấp ba Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo Dài mọi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và theo đánh gia của một tờ báo của Nhật thi dường như chỉ có dáng của người con gái Việt Nam là mặc áo dài đẹp nhất Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.

Trong đời sống hàng ngày, kiểu ăn mặc truyền thống viên nay hiện đã theo phong cách phương tây. Trang phục truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ có thể không mặc váy và cả hai giới hiếm khi mặc các loại quần sóc.

Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất cám ơn bạn đã có ý kiến đóng góp cho chúng tôi.
Quản trị viên.